luatvienan@vienan.vn | 028 7300 6876 - 097 2757676
Thời gian làm việc: Sáng: 08:00 - 12:00 - Chiều: 13:30 - 17:30

Những cảnh báo về luật pháp và chính sách từ "đại án" Vạn Thịnh Phát

Trang chủ / Tin tức / Tin tức pháp luật / Những cảnh báo về luật pháp và chính sách từ đại án Vạn Thịnh Phát
Editor 29 Tháng Ba 2024

Những cảnh báo về luật pháp và chính sách từ "đại án" Vạn Thịnh Phát

Chương trình "Câu chuyện cuối tuần: của Truyền hình Công an nhân dân

Chương trình "Câu chuyện cuối tuần: của Truyền hình Công an nhân dân với chủ đề :”Những cảnh báo về luật pháp và chính sách từ đại án Vạn Thịnh Phát” với sự tham gia của hai vị khách mời là Tiến sĩ Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Viên An) và ông Nguyễn Thế Bình (Nguyên Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương) cùng trò chuyện, chia sẻ cái nhìn toàn cảnh về “đại án” Vạn Thịnh Phát với những điểm chính sau:

  1. Vụ án Vạn Thịnh Phát và những con số siêu “khủng”:

- Nhận định của hai vị khách mời về mức độ nghiêm trọng cũng như sự phức tạp của vụ án Vạn Thịnh Phát so với các án kinh tế trước đây.

- Nhận định của hai vị khách mời về việc đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình với bị cáo Trương Mỹ Lan ở phần luận tội phiên tòa sơ thẩm.

- Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, việc xử lý tội tham ô tài sản trong khu vực công đã nhiều, nhưng vụ án Vạn Thịnh Phát là lần đầu tiên xử lý tội phạm tham nhũng trong khối tư nhân. Bàn về quy định pháp luật về tội phạm tham nhũng trong khối tư,  và sự khác biệt của tội này trong khối công.

- Trong vụ án này, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh là “Đưa hối lộ”, “Tham ô tài sản” và “Vi phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, đây là lần đầu tiên cơ quan điều tra đã khởi tố, điều tra tội tham ô tài sản với đối tượng là chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Nhận định của hai vị khách mời về những khó khăn, hạn chế từ nhận thức và thực tiễn của việc điều tra, xử lý doanh nghiệp, doanh nhân Với đối tượng tội phạm là chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Thực trạng xã hội đáng báo động khi đa số các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đều có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học. Họ từng giữ những chức vụ quan trọng trong các tập đoàn, công ty và ngân hàng. Nhiều người có thành tích xuất sắc trong công tác, được nhận huân chương, bằng khen các loại…

- Những tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra khi ở vụ Vạn Thịnh Phát, cả đoàn thanh tra đều nhận tiền với tổng số tiền lên tới gần 6 triệu USD.

  1. Quá trình điều tra của Bộ Công an trong vụ Vạn Thịnh Phát

- Nhận định về vai trò của lực lượng Công an trong việc điều tra giai đoạn 1, giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát.

- Sự phối hợp giữa các Cơ quan điều tra với các ban ngành khác để không ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng.

- Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định những trái chủ đang sở hữu 25 mã trái phiếu do bốn công ty phát hành nêu trên là bị hại trong vụ án. Liên tục trong đợt cuối năm 2023 là những thông tin Bộ Công an thông báo tìm bị hại trong vụ Vạn Thịnh Phát. Hai vị khách mời nhận định về lợi ích của các bị hại nói riêng và lợi ích cho quá trình điều tra vụ án nói chung khi các bị hại trên đến trình diện Cơ quan điều tra.

- Trình tự pháp luật của quá trình lấy lại tài sản của các bị hại trong Giai đoạn 2 của Vụ án Vạn Thịnh Phát

- Qua vụ Vạn Thịnh Phát, câu chuyện “đại gia” đứng sau thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng đã được đặt ra. Việc xử lý bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là lời răn đe, cảnh tỉnh “cả vùng, cả lĩnh vực”. Nhận định của hai vị khách mời về vai trò, trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay của Đảng và Nhà nước.